Phương pháp giáo dục STEAM đang là một trong những phương pháp giáo dục được áp dụng phổ biến tại các trường mầm non. Phương pháp giáo dục STEAM là cụm từ viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học). Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non là phương pháp giáo dục dạy học tích hợp, giữa các môn học truyền thống như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật. Thông qua những bài học trẻ được phát triển các kỹ năng tư duy, lập luận, logic và biết cách ứng dụng các bài học vào trong thực tế.
Những năm qua, Trường Mầm non Thống Kênh đã đưa phương pháp giáo dục Steam vào chương trình để giáo dục trẻ. Thông qua phương pháp giáo dục Steam trẻ được học tập vả trải nghiệm và mang lại rất nhiều ý nghĩa với trẻ.
Thực hiện KH bồi dưỡng chuyên môn, Trường Mầm non Thống Kênh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến (STEAM) thực hiện chương trình giáo dục mầm non". Hội nghị có các đ/c lãnh đạo nhà trường; các đồng tổ trưởng chuyên môn, các đ/c giáo viên trong nhà trường. Hội nghị dự tổ chức 3 hoạt động của trẻ mẫu giáo: Làm quen với toán của các con 4 tuổi, làm xe ô tô tải của các con 3 tuổi, hoạt động vui chơi với dự án "Khám phá một số loại hạt" đối tượng trẻ 5-6 tuổi. Hội nghị đã thành công tốt đẹp, với tinh thần lan tỏa, chia sẻ chuyên môn về việc áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Phương pháp GD tiên tiến có sự tích hợp, tăng cường tính trải nghiệm thực hành, giúp trẻ phát triển năng lực bản thân và khả năng sáng tạo:
- Giúp trẻ nâng cao khả năng học tập và trải nghiệm
Trong phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên là người truyền đạt kiến thức 1 chiều thông qua thuyết trình giảng giải, trẻ em sẽ thụ động tiếp nhận kiến thức dưới hình thức nghe, ghi nhớ và thực hiện theo. Việc ghi chép, ghi nhớ máy móc đã làm hạn chế năng lực phản biện, tư duy, khả năng tìm tòi, sáng tạo tự nhiên của trẻ.
Trong khi đó, giáo dục theo phương pháp giáo dục STEAM mầm non xóa đi hạn chế về sự tiếp cận cấu trúc 1 cách máy móc. Đây chính là cách dạy và học hiệu quả cho trẻ mầm non, các bé được tạo điều kiện phát huy được tiềm năng của mình. Phương pháp này giúp trẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động trải nghiệm để nâng cao khả năng học tập và có nhiều cơ hội phát triển:
+ Trẻ phát triển tư duy trực quan, khám phá để tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng từ đó hiểu, ghi nhớ nhanh hơn.
+ Việc trực tiếp tham gia vào hoạt động, hành trình khám phá giúp trẻ phát huy khả năng quan sát, khả năng phát hiện và nhanh nhạy hơn trong giải quyết vấn đề.
- Khuyến khích trẻ tìm tòi và khám phá
Thông qua các hoạt động khoa học giáo dục STEAM mầm non đã thúc đẩy trẻ tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh:
+ STEAM khuyến khích trẻ huy động tất cả các giác quan để quan sát, thử nghiệm, giải thích các hiện tượng khoa học. Trẻ học cách sử dụng vốn từ và thuật ngữ khoa học đơn giản trong 5 lĩnh vực công nghệ, khoa học, kỹ thuật và toán học, nghệ thuật.
+ STEAM khuyến khích trẻ thảo luận hàng ngày trong các cuộc trò chuyện về khái niệm khoa học.
Dự án “Mầm xanh” hoạt động “Khám phá một số loại hạt” của trẻ 5 tuổi, trẻ được khám phá về các loại hạt, phân loại hạt theo màu sắc, hình dạng, tính chất của hạt qua các dụng cụ: kính lúp, chày, cối, giấy thấm dầu...
Hay: Hoạt động: LQVT “Tách, gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 5” (Steam 5E) của trẻ 4 tuổi. Trẻ được khám phá về màu sắc các hộp, đếm các số từ một đến 5, tách, gộp 5 đối tượng ra làm 2 phần bằng các cách khác nhau, trẻ được sử dụng máy tính di chuyển con chuột để tách, gộp các đối tượng.
Hoạt động: Tạo hình “Làm ô tô tải” của trẻ 3 tuổi. Trong hoạt động trẻ được khám phá các loại nguyên liệu để làm ra chiếc ô tô tải, trẻ được trao đổi, thảo luận để đưa ra ý tưởng làm ô tô tải, bằng sự đôi tay khéo léo của mình trẻ đã sử dụng các nguyên vật liệu để làm ô tô tải.
+ Thông qua các hiện tượng được quan sát STEAM khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, tư duy, tìm nguyên nhân của hiện tượng đó và đưa ra các suy luận/ kết luận như: hạt tròn, hạt dài, hạt có chất dầu, hạt chìm, hạt nổi….
+ Trẻ được sử dụng các dụng cụ đơn giản, phù hợp để quan sát các sự vật, hiện tượng khoa học, thu thập dữ liệu, thuyết trình và dẫn chứng cho những gì đã được tìm thấy.
- Tạo thói quen học tập tích cực.
+ Xây dựng thói quen học tập tích cực, niềm yêu thích học tập có vai trò quan trọng, mang đến nhiều lợi ích trên hành trình học tập lâu dài của trẻ. Trẻ mầm non có đặc điểm hiếu kỳ, say mê tìm tòi, khám phá và có nhiều câu hỏi để nghiên cứu về thế giới xung quanh. Chính vì vậy giáo dục STEAM mầm non là phương pháp giáo dục giúp tạo ra các định hướng tư duy và thói quen học tập tích cực cho trẻ. Đây chính là tiền đề tạo sự thuận lợi cho các bậc học tiếp theo của trẻ mầm non.
- Giúp trẻ tư duy logic và giải quyết vấn đề.
+ Trong phương pháp giáo dục STEAM mầm non có 2 nguyên tố chính là nền tảng của khoa học dựa trên dự điều tra và thăm dò. STEAM khuyến khích trẻ tìm tòi và đưa ra cách giải quyết vấn đề thông qua nhiều kết quả khác nhau khác với giáo dục truyền thống, mỗi vấn đề chỉ có duy nhất 1 đáp án.
+ Các đáp án và kết luận theo STEAM được trẻ rút ra dựa trên kết quả thu được. Các kết quả này được kiểm chứng dựa trên hiện tượng và kết nối với thực tiễn, phát hiện hiện tượng tương tự để vận dụng vào thực tế. Từ đó giúp trẻ phát huy tư duy logic, sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề:









NGƯỜI THỰC HIỆN
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Phạm Thị Thùy